Thay vì thụ động xin việc sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên có thể chủ động tự tạo việc làm cho mình (tự khởi nghiệp) và để việc tìm đến mình.
|
|
TS Nguyễn Công Tiệp chia sẻ tại chương trình. |
Đó là gợi mở của TS Nguyễn Công Tiệp – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam tại Hội thảo ‘Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông’, ngày 3/5 tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội).
Hội thảo do Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức theo hình thức trực tiếp và được kết hợp trực tuyến đến các trường THPT trên địa bàn quận Long Biên, các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín.
|
|
Học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội) đặt câu hỏi tại chương trình. |
TS Nguyễn Công Tiệp nhấn mạnh, chúng ta cùng thống nhất nhận thức rằng, nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và TP Hà Nội nói riêng.
Khởi nghiệp phải trở thành khát vọng thường trực của học sinh, sinh viên. Khởi nghiệp từ những ý tưởng ban đầu tưởng như đơn giản nhưng sẽ có giá trị ươm mầm, nuôi dưỡng, phát triển trong tương lai.
|
|
PGS.TS Bùi Thị Nga trao đổi tại hội thảo. |
Nhấn mạnh những việc cần làm ngay với học sinh sau tốt nghiệp THPT, PGS.TS Bùi Thị Nga - Giảng viên cao cấp, Khoa Du lịch và Ngoại ngữ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) chia sẻ, các em cần xác định đúng mục tiêu, có ý chí vươn lên, tự mình nỗ lực, làm giàu cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Các em cần chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân, gia đình và học những gì xã hội cần để đóng góp cho đất nước. Các em cũng nên chọn trường đại học uy tín về chất lượng để học, chẳng hạn như Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Theo PGS.TS Võ Hữu Công – Phó trưởng Khoa Tài nguyên Môi trường (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Học viện luôn chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn cho học sinh.
Đồng thời, giúp sinh viên tích lũy, phát triển kỹ năng thông qua các hoạt động đoàn thể. “Đó là yếu tố tạo nên thành công trong phong trào khởi nghiệp của sinh viên” - PGS.TS Võ Hữu Công trao đổi.
|
|
PGS.TS Võ Hữu Công chia sẻ yếu tố tạo nên thành công trong phong trào khởi nghiệp của sinh viên. |
Ông Lê Hồng Vũ - Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho hay, để trang bị kiến thức, kỹ năng và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sớm của học sinh, sinh viên, tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, Thủ tướng ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665).
|
|
Ông Lê Hồng Vũ phát biểu tại hội thảo. |
Đề án này, học sinh, sinh viên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp. Qua đó, nhằm ươm mầm, nuôi dưỡng ý tưởng, niềm đam mê khởi nghiệp cho các em.
|
|
Các đại biểu tham dự hội thảo. |
Theo ông Lê Hồng Vũ, Hội thảo ‘Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông’ nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT, phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.
Trong khuôn khổ của hội thảo, các diễn giả chia sẻ một số nội dung như: kinh nghiệm khởi nghiệp; Hoạt động khởi nghiệp và Kỳ thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Nhu cầu nguồn nhân lực trong cách mạng công nghiệp 4.0.
|
https://giaoducthoidai.vn/