Nằm trong chuỗi chương trình, nội dung về tổ chức, xây dựng mô hình thư viện số trong các trường học khối ngàh chính trị, Hôm nay, ngày 16/5/2019, đoàn cán bộ Thư viện khối ngành chính trị đã đến thăm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Thư viện số với Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Đón tiếp đoàn, phía Học viện Nông nghiệp Việt Nam có bà Phạm Thị Thanh Mai, GĐ trung tâm thông tin- Thư viện Lương Định Của, ông Tô Văn Nguyện, Phó Giám đốc cùng các cán bộ Thư viện đại diện cho công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ công tác;
|
|
Bà Phạm Thanh Mai khai mạc Hội thảo |
Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng Thư viện số, Bà Phạm Thị Thanh Mai cho biết: Trung tâm Thông tin thư viện Lương Định Của ngay từ những năm mới thành lập đã định hướng đây là mục tiêu chiến lược của Trung tâm, và là xu thế phát triển tất yếu của ngành Thư viện, vì vậy, cần có sự xác định rõ lộ trình căn cứ theo từng thời kỳ cũng như nguồn tài chính cho phép, ngay từ năm 2005, trung tâm đã bắt tay vào chuyển bị những điều kiện, cơ sở căn bản: về nhân lực, cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ, nguồn lực thông tin... từng bước tạo nền tảng cho việc hình thành và củng cố mô hình thư viện điện tử (TVĐT)→ thư viện số (TVS); trong quá trình này, bà cho rằng Công nghệ là vấn đề cốt lõi, quyết định phần lớn sự vận hành thành công của TVĐT, TVS; điều này được bà lý giải qua các gia đoạn triển khai tổ chức Thư viện số của đơn vị:
+ Giai đoạn từ 1998 – 2004: giai đoạn này Thư viện đang sử dụng phần mềm Thư viện CDS-ISIS, đáp ứng được 1 chức năng duy nhất là lưu trữ dữ liệu thư mục của tài liệu in; để chuẩn bị cho xây dựng TVĐT, trung tâm đã đinh hướng nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là thu thập tài liệu dạng điện tử, trong đó ưu tiên số 1 cho các tài liệu nội sinh có sẵn file word/PDF (do tác giả là cán bộ, giảng viên, sinh viên Học viện nộp lưu chiểu cho Thư viện trước khi tốt nghiệp/nghiệm thu đề tài/xuất bản...); đây là nguồn tư liệu không phải mất phí để scan, chuyển định dạng; Các file sách/tạp chí điện tử từ các CSDL mua/miễn phí/được chia sẻ...hàng năm cũng là đối tượng được ưu tiên biên tập, lựa chọn,
+ Giai đoạn từ 2005 – 2012: Thư viện được tài trợ kinh phí để chuyển đổi phần mềm CDS-ISIS sang phần mềm Libol (ver 5.0 – 5.5 - chức năng số của ver 6.0, giải quyết được vấn đề biên tập, tổ chức bộ sưu tập số, tuy nhiên tính năng bảo mật, phân quyền còn rất hạn chế, do vậy giai đoạn này vẫn chủ yếu là thu thập, tạo lập, quản lý lưu trữ, việc khai thác rộng rãi vẫn chưa mạnh;
+ Giai đoạn 2012- 2017: áp dụng hoàn toàn ver 6.0 của PM Libol và ứng dụng công nghệ điện từ trong kiểm soát lưu thông và người dùng (thông qua thẻ từ, dây từ, mã vạch...)
+ Từ 2017- nay: Mô hình TVS mới được coi là hoàn chỉnh sau khi được ứng dụng nền tảng công nghệ mới hoàn toàn: công nghệ nhận diện bằng sóng vô tuyến (RFID), Phần mềm Libol được thay thế bằng PM ALEPH 500. Một trong những phiên bản tiên tiến nhất thế giới của hệ thống giải pháp phần mềm tích hợp thư viện điện tử, trong giai đọan này, nguồn tài nguyên điện tử, tài nguyên số đã khá phong phú, đa dạng, kho tài nguyên số đã lên tới hơn 13.000 dữ liệu toàn văn, cùng với hàng chục CSDL về sách, tạp chí điện tử và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm từ tính năng thu hoạch tài nguyên tập trung PRIMO... , Giai đoạn này, Thư viện đã triển khai nhiều hình thức quảng bá, tập huấn cho người sử dụng về TVS, đã ứng dụng phân cấp, phân quyền chi tiết tới từng đối tượng số và đối tượng người dùng, TVS đã bước đầu phát huy được ưu thế ưu việt của nó so với các loại hình tài nguyên truyền thống khác; Người dùng tin của Thư viện đã có thể khai thác nguồn tin số từ mọi nơi, mọi lúc
Bên cạnh việc khẳng định công nghệ là vấn đề cốt lõi trong xây dựng TVS, bà Phạm Thị Thanh Mai cũng nhấn mạnh đến các yếu tố về con người, về căn cứ pháp lý, tính hợp pháp, hợp lệ của nguồn tin... cũng rất quan trọng để đảm bảo cho việc tạo dựng, vận hành và phân phối, truyển tải dữ liệu số đến người sử dụng;
Kết thúc phần chia sẻ của đơn vị, cán bộ thư viện các trường bạn cũng đặt các câu hỏi, chia sẻ kinh nghiệm triển khai từ đơn vị mình về các vấn đề gặp phải trong quá trình tạo lập TVS như: phương thức thu thập nguồn tin nội sinh hiệu quả, phương thức tạo nguồn tin số từ tài liệu truyền thống (scan), vấn đề kiểm soát thông tin số, quảng bá, truyền thông thư viện số, phương thức chia sẻ, dùng chung, vấn đề bản quyền, làm thế nào để nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ từ đơn vị chủ quản và cộng đồng...;
|
|
Thảo luận chia sẻ kinh nghiệm |
|
|
Thảo luận chia sẻ kinh nghiệm |
|
|
Thảo luận chia sẻ kinh nghiệm |
Buổi hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thư viện số kết thúc với rất nhiều cảm xúc từ cả 2 phía, kết quả mà cả đôi bên thu lượm được là những kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, cần thiết mà từ đó, mỗi thư viện có thể vận dụng điều chỉnh, củng cố, hoàn thiện mô hình thư viện số mà thư viện mình đang hoặc sắp triển khai; việc tích lũy, chắt lọc những kinh nghiệm của đơn vị đi trước sẽ tiết kiệm rất nhiều công sức, thời gian của những đơn vị đi sau trong quá trình xây dựng, triển khai TVĐT - TVS; Điều mà tất cả mong mỏi là trong tương lai không xa, một môi trường số thực sự sẽ được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong tất cả các thư viện đại học ở Việt Nam, nó sẽ kết nối, hội nhập hệ thống thư viện Việt Nam với cộng đồng Thư viện thế giới, đáp ứng, thỏa mẫn những yêu cầu về việc chia sẻ, kết nối dữ liệu toàn cầu mà cuộc CMCN4.0 đang đặt ra trong lĩnh vực Thư viện./.
Các cán bộ tham quan Thư viện Lương Định Của
Ths.Phạm Thị Thanh Mai