Hội nghị lần thứ I liên
hiệp bổ sung nguồn tin điện tử Science Direct
Ngày 5/3/2019, hội nghị lần
thứ I Liên hiệp bổ sung nguồn tin điện tử Science Direct đã được tổ chức dưới
sự chủ trì của Cục thông tin Khoa
học&Công nghệ Quốc gia (TTKH&CNQG). Tham dự hội nghị có đại diện Ban
Giám hiệu và lãnh đạo trung tâm Thông tin- Thư viện của 20 trường đại học, viện
nghiên cứu lớn trong cả nước.
Khai mạc hội nghị, ông Đào Mạnh Thắng, phó cục trưởng cục TTKH&CNQG
đã đánh giá khái quát hiệu quả khai thác, sử dụng CSDL Science direct trong
nhóm 4 trường, viện lớn tham gia trong đợt đầu (gồm ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Quốc
gia HN, ĐH Bách khoa HN, Cục TTKH&CNQG) từ năm 2016- 2018 và mục đích của
việc mở rộng nhóm trường tham gia dùng chung trong năm 2019;
Đại diện của NXB Elsevier, bà Gillian Ho đưa ra các đánh giá, phân tích tổng quan về mức độ
tăng trưởng trong lĩnh vực nghiên cứu của Việt nam từ năm 1997 đến 2017, trong
đó, sự gia tăng của các bài báo, tạp chí được hệ thống phân loại quốc tế có uy
tín như ISI (Mỹ), Scopus (Hà Lan) công nhận đều không nằm ngoài sự đóng góp của
nguồn tin điện tử có hàm lượng khoa học cao
như Science direct; Bà đặc biệt đưa ra số liệu thống kê cụ thể về mức độ
sử dụng nguồn tin này của nhóm 4 trường, viện đã tham gia sử dụng Science
direct từ năm 2016, trong đó, 3 trường: ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH
Quốc gia HN, ĐH Bách khoa HN cũng đồng thời là những trường tốp đầu trong danh
sách các trường có nhiều công bố quốc tế nhất; Bà hy vọng 2019 sẽ có nhiều hơn
4 trường/viện tham gia sử dụng nguồn tin này,
Tham gia thảo luận, trao đổi tại hội nghị, Ông Nguyễn Văn Dũng, hiệu
trưởng, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, ông Khang, PHT trường ĐH BKHN và một
số vị lãnh đạo các trường ĐH khác đều nhất trí đánh giá sự cần thiết của nguồn
tin điện tử Science direct đối với hoạt động đào tạo, nghiên cứu của trường ĐH,
nguồn tin này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm gia tăng về mặt số lượng
và chất lượng các bài báo, công bố quốc tế của các trường, một trong những yếu
tố trong việc đánh giá, thăng hạng trường ĐH; Tuy nhiên các vị đại biểu cũng
cho rằng, chi phí để sử dụng Science direct còn khá cao đối với các trường,
nhất là với những trường chưa sử dụng CSDL này trong thời gian trước đây, Cục
TTKH&CNQG (đơn vị đầu mối) cần xây dựng các lộ trình, kế hoạch cụ thể để
thuyết trình, kêu gọi sự tài trợ từ nhà nước, các bộ chức năng như bộ Giáo dục, bộ KH&ĐT, bộ KHCN...,
đồng thời đàm phán với nhà xuất bản Elsevier để có các chính sách ưu đãi hơn cho
Việt Nam và áp dụng chính sách dùng thử
từ 6 tháng - 1 năm hoặc áp dụng mức giá thấp đối với các đơn vị mới
Một số hình ảnh của Hội nghị
Hội nghị kết thúc với sự nhất trí cao của các đơn vị về chủ trương mở
rộng thành viên tham gia liên hiệp bổ sung
nguồn tin Science direct, coi đây là giải pháp tối ưu tiết kiệm kinh phí
để các trường ĐH có thể sử dụng được nguồn tin KH rất có giá trị này;
Ths. Phạm Thị Thanh Mai