Ngày 26/11/2023, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hội Nấm học Việt Nam phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức “Hội nghị Nấm học toàn quốc lần thứ V”, nhằm cung cấp, giới thiệu thông tin mới cũng như trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất liên quan đến nấm và các sản phẩm từ nấm của các đơn vị nghiên cứu, gia trại, các doanh nghiệp và hợp tác xã trên toàn quốc.

Tham dự Hội nghị, về phía Học viện Nông nghiệp Việt Nam là sự có mặt của GS.TS.NGƯT. Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện, TS. Vũ Ngọc Huyên - Phó Giám đốc Học viện. Về phía chuyên gia quốc tế có GS. TS. Kiminori Shimizu và TS. Nguyễn Thị Thảo – Đại học Khoa học tự nhiên Tokyo, Nhật Bản, GS. Kasem Soytong – Chủ tịch Hiệp hội công nghệ nông nghiệp khu vực Đông Nam Á; Về phía chuyên gia trong nước: GS. TSKH. Trịnh Tam Kiệt – Chủ tịch Hội nấm học Việt Nam, GS. TS. Phạm Quang Thu – Phó Chủ tịch Hội nấm học Việt Nam, PGS. TS. Khuất Duy Trung – Phó Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cùng sự có mặt của hơn 200 đại biểu đến từ gần 80 cơ quan/tổ chức.

leftcenterrightdel
 GS.TS.NGƯT. Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, GS.TS.NGƯT. Nguyễn Thị Lan cho biết “Học viện Nông nghiệp Việt Nam rất vinh dự được chào đón quý vị đại biểu khách quý, các chuyên gia, các nhà khoa học về dự Hội nghị Nấm học toàn quốc lần thứ V và khẳng định, nấm nói chung và nấm ăn & nấm dược liệu nói riêng đã và đang có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống cũng như nghiên cứu khoa học. Chính phủ đã đưa nấm vào danh mục sản phẩm quốc gia. Theo đó, trong kế hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn, các bộ, ban, ngành đã xác định đưa nghề trồng và chế biến nấm trở thành một trong những ngành trọng điểm, giúp tạo việc làm ổn định, bền vững cho nông dân. Đứng trước cơ hội này, Học viện Nông nghiệp Việt Nam một cơ sở đào tạo đa ngành đa lĩnh vực đã không đứng ngoài cuộc. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu tập trung vào định hướng nghề nghiệp (POHE) đã được xây dựng và tuyển sinh khóa đầu tiên từ năm 2015. Song song với việc đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nấm cũng được học viện hết sức quan tâm. Học viện đã dành một nguồn lực nhất định thông qua các đề tài nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ nghiên cứu và phát triển về nấm. Năm 2021, Viện Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu (tiền thân là Cơ sở Đào tạo, Nghiên cứu và Phát triển Nấm ăn, Nấm dược liệu trực thuộc Khoa CNSH), đã được Học viện thành lập nhằm  mục đích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm, đào tạo và tập huấn về nấm cho các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có nhu cầu.”

leftcenterrightdel
 GS. TSKH. Trịnh Tam Kiệt - Chủ tịch Hội Nấm học Việt Nam  phát biểu chào mừng tại  Hội nghị

Phát biểu chào mừng, GS. TSKH. Trịnh Tam Kiệt cho rằng, thời gian vừa qua hoạt động nghiên cứu và ứng dụng về nấm đã nhận được sự quan tâm đầu tư phát triển từ Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương. Hàng ngàn doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại sản xuất nấm đã được hình thành và phát triển. Nấm ăn và nấm dược liệu đã được đưa vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển, bên cạnh những thành tựu (chọn tạo được một số giống nấm mới, đầu tư mô hình điểm sản xuất theo quy mô công nghiệp, phát triển thị trường,…) ngành nấm đang đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, cần phải chú trọng nghiên cứu khoa học, tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần phát triển ngành nấm bền vững tại Việt Nam

Hội nghị Nấm học toàn quốc lần V được tổ chức theo hình thức trực tiếp, gồm phiên toàn thể và 03 Tiểu ban chuyên đề .

leftcenterrightdel
 GS. Kiminori Shimizu - Đại học Khoa học Tokyo, Nhật Bản báo cáo tại phiên Tổng thể

Tại phiên toàn thể, các đại biểu tham dự được nghe các báo cáo của: GS. Kiminori Shimizu – Đại học Khoa học tự nhiên Tokyo, Nhật Bản về Molecular mechanisms regulating sterigmatocystin biosynthesis in Aspergillus nidulansBáo cáo của PGS.TS Trần Văn Tuấn – Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội về Công nghệ sinh học hiện đại trong nghiên cứu nấm sợi và nấm dược liệu tại Việt Nam: Thành tựu và thách thức; Báo cáo của GS. Kasem Soytong – Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ nông nghiệp Đông Nam Á về Applcation of Fungal Biotechnology for Organic Agriculture; GS. TS Phạm Quang Thu – PCT Hội Nấm học Việt Nam về Tổng quan về các loài nấm thuộc chi Ceratocystis gây bệnh cho thực vật; và cuối cùng TS. Nguyễn Phương Thảo – Đại học Khoa học Tokyo, Nhật Bản về Antibiotic activity of Fungal strain Amphichorda felina isolated from a deer dung collected in Yakushima island, Kagoshima Prefecture, Japan.

leftcenterrightdel
Các quý đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Ban tổ chức  

Phiên chuyên môn buổi chiều được diễn ra ở 03 Tiểu ban, bao gồm: Tiểu ban 1 – Nghiên cứu và ứng dụng nấm lớn; Tiểu ban 2 – Nghiên cứu và ứng dụng Vi nấm; Tiểu ban 3 – Sản xuất và thương mại hóa sản phẩm về nấm.

Tổng kết Hội nghị, Ban Tổ chức đã vinh danh và trao quà cho 03 báo cáo viên xuất sắc tại 03 Tiểu ban và 02 poster đạt giải ấn tượng.

leftcenterrightdel
 Ban Tổ chức trao quà và giấy chứng nhận cho các báo cáo viên đạt giải

Hội nghị Nấm học lần V đã thành công tốt đẹp và được phép của Ban tổ chức, PGS. TS. Nguyễn Xuân Cảnh – Trường khoa Công nghệ sinh học, đại diện Học viện Nông nghiệp trao cờ cho TS. Phạm Châu Huỳnh – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng là đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị Nấm học toàn quốc lần thứ VI tại Đà Nẵng.

leftcenterrightdel
 PGS.TS. Nguyễn Xuân Cảnh - Trường khoa Công nghệ sinh học trao cờ đăng quang và hoa lưu niệm cho TS. Phạm Châu Huỳnh – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng (Đơn vị đăng cai Hội nghị Nấm học toàn quốc lần thứ VI)

Một số hình ảnh tại hội nghị:

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Hội nghị tại phiên Tổng thể
leftcenterrightdel
 Ban Tổ chức tặng hoa cho các đơn vị tài trợ
leftcenterrightdel
 PGS.TS Trần Văn Tuấn – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo tại phiên Tổng thể
leftcenterrightdel
  Gian hàng trưng bày tại Hội nghị Nấm học toàn quốc lần thứ V
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Phiên báo cáo tại các tiểu ban