Sáng 26/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc.

leftcenterrightdel
 Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy tham dự Hội nghị

Tham dự Hội nghị có bà Trịnh Thị Thủy – Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ VHTTDL; đại diện Vụ Văn hóa giáo dục, Ủy ban Văn hóa của Quốc Hội, đại diện Văn phòng Chính phủ, đại diện Vụ Giáo dục thường xuyên – Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện các Cục, Vụ, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

leftcenterrightdel
 Bà Kiều Thúy Nga – Vụ trưởng Vụ Thư viện phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bà Kiều Thúy Nga – Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết: Cuộc thi là một hoạt động triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động từ năm 2019. Cuộc thi đã trở thành một sân chơi, một diễn đàn để thanh, thiếu niên, sinh viên, học sinh, học sinh khiếm thị chia sẻ kinh nghiệm đọc sách hiệu quả. Hàng năm, cuộc thi đã thu hút được số lượng lớn học sinh, sinh viên cả nước hưởng ứng, tham gia thi hết sức sôi nổi, các bậc phụ huynh học sinh, thầy, cô giáo trong nhà trường quan tâm. Cuộc thi đã khơi dậy niềm đam mê đọc sách, lan tỏa tri thức, tình yêu đọc sách trong mọi tầng lớp, đặc biệt là các bạn trẻ, thúc đẩy phong trào đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, từ năm 2019 đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức và phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc rộng khắp tới các Bộ, ngành, địa phương. Quá trình tổ chức Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ năm 2019 đến năm 2022, tổng số bài dự thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc đạt gần 4 triệu bài dự thi của các em học sinh và sinh viên trên toàn quốc.
Sau 4 năm triển khai, Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị địa phương và sự tham gia nhiệt tình của học sinh, sinh viên trên khắp đất nước. Nhiều địa phương đã có sự phối hợp giữa ngành văn hóa, thể thao và du lịch với giáo dục và Đoàn Thanh niên, Thông tin và truyền thông, Hội khuyến học để lan tỏa ý nghĩa, nội dung của cuộc thi đến các trường học trên địa bàn, các đơn vị trong lực lượng vũ trang, trở thành sinh hoạt ngoại khóa ý nghĩa. Một số địa phương đã có sự chuẩn bị chu đáo và đổi mới trong công tác tổ chức cuộc thi, vì thế cuộc thi ngày càng quy mô, bài bản hơn, thu hút số thí sinh tham gia ngày càng nhiều hơn. Không chỉ vậy, Cuộc thi đã có sức lan tỏa rộng rãi, không chỉ thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên mà còn có sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh cùng các thầy, cô giáo. Nhiều gia đình đã có sự đầu tư để cho con em có được những bài dự thi chất lượng cả về nội dung và hình thức, những clip dự thi thể hiện được sự chuẩn bị công phu, có tác dụng giáo dục lớn. Tại nhiều trường, các thầy, cô giáo đã có sự hướng dẫn để các em học sinh, sinh viên xây dựng được kế hoạch và biện pháp phát triển văn hóa đọc cụ thể, có tính khả thi. Đặc biệt, đối tượng dự thi không chỉ có học sinh, sinh viên mà cuộc thi còn thu hút sự tham gia của các em học sinh khiếm thị.
leftcenterrightdel
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện trình bày báo cáo
Tổng kết Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc
 
Cuộc thi đã phát huy sự sáng tạo, trí tưởng tượng của học sinh, sinh viên. Nhiều câu chuyện cảm động đã được chia sẻ, tác phẩm có giá trị khoa học và nghệ thuật đã được các em chuyển tải đến bạn bè và cộng đồng với những minh họa đẹp mắt, phong phú… Cuộc thi đã thực sự trở thành một sân chơi, một diễn đàn để các em học sinh, sinh viên chia sẻ về kinh nghiệm đọc sách hiệu quả. Một số học sinh, sinh viên đã trở thành những Đại sứ văn hóa đọc, đem sách và đem tình yêu sách đến với những hoàn cảnh còn khó khăn trong cộng đồng xã hội.
Tuy vậy, Cuộc thi cũng còn một số khó khăn nhất định: Nhận thức của một số Bộ, ngành, địa phương, cũng như một bộ phận người dân về vai trò của văn hóa đọc vẫn còn hạn chế. Kinh phí dành cho việc thực hiện Đề án nói chung và việc tổ chức Cuộc thi nói riêng chưa được quan tâm đúng mức ở một số địa phương, Bộ, ngành. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến các mục tiêu đặt ra trong Đề án, cũng như việc thu hút mọi người tham gia Cuộc thi; Một số bài dự thi còn sơ sài, chưa thật sự được đầu tư, hay một số bài thi có sự can thiệp quá sâu của thầy cô giáo, phụ huynh…
Tại hội nghị, các đại biểu là những người làm công tác thư viện, cơ quan, đơn vị, thư viện đã đánh giá toàn diện về kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai tổ chức cuộc thi ở địa phương. Các đại biểu cũng xác định ý nghĩa, tác động của cuộc thi với cộng đồng, xã hội; chia sẻ, giới thiệu mô hình, sáng kiến tổ chức cuộc thi đạt hiệu quả; đề xuất kiến nghị để công tác tổ chức đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.
leftcenterrightdel
 Ông Trần Tuấn Anh – Giám đốc Thư viện Hà Nội trình bày báo cáo tham luận
leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Vinh Quang – Giám đốc Thư viện tỉnh Nghệ An
trình bày báo cáo tham luận

Nhân dịp này, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho 20 tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thời gian qua. Ban Tổ chức trưng bày giới thiệu một số bài thi của thí sinh đạt giải các năm tại Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Bà Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ VHTTDL trao tặng Bằng khen
của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho các tập thể đạt thành tích cao
trong 4 năm tổ chức Cuộc thi
 
leftcenterrightdel
 Quang cảnh Hội nghị

Vụ Thư viện: http://vuthuvien.bvhttdl.gov.vn/