I. THÔNG TIN CHI TIẾT

Giáo trình Kỹ thuật bảo trì và sửa chữa máy./ Tống Ngọc Tuấn (ch.b), Nguyễn Hữu Hưởng
Thông tin xuất bản: H. :Học viện Nông nghiệp, 2019, 207 Tr.; 19x27 cm.
Ký hiệu xếp giá: 621. 816 0711 TOT 2019
Số lượng:  70 cuốn
Vị trí lưu trữ: Kho Giáo trình (Giá 43 ) 
Tóm tắt: Trình bày về quy trình công nghệ sửa chữa máy; cơ sở công nghệ phục hồi chi tiết máy; kỹ thuật sửa chữa; tổ chức sản xuất và thiết kế xưởng sửa chữa.
Tiêu đề mục: Kỹ thuật bảo trì và sửa chữa máy

II. NỘI DUNG

Hiện nay, tình hình toàn cầu hóa thị trường và tự do thương mại là xu thế tất yếu của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là phải chấp nhận cạnh tranh và trong cuộc cạnh tranh này, chất lượng sản phẩm được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đối với các nước đang phát triển, chất lượng sản phẩm vừa là bài toán vừa là cơ hội. Để sản phẩm có chất lượng tốt thì máy móc, trang thiết bị tạo ra chúng cũng cần phải có chất lượng. Chính vì vậy, muốn thành công trong cuộc cạnh tranh này, chất lượng máy móc, thiết bị rất quan trọng và phải được quan tâm nhiều hơn. 

Trong quá trình sử dụng chất lượng của máy móc sẽ thay đổi theo chiều hương giảm dần và đến một lúc nào đó sẽ không sử dụng được nữa và cần phải thanh lý. Nhằm duy trì và khôi phục chất lượng của hầu hết các loại máy, cần phải tiến hành bảo trì và sửa chữa. Nhưng thực tế cho thấy, chi phí bảo trì và sửa chữa của máy trong suốt thời hạn sử dụng của nó thường lớn hơn rất nhiều chi phí tạo mới. Chính vì vậy một trong những vấn đề cần phải quan  tâm đúng mức để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng máy là bảo trì và sửa chữa máy. 

Giáo trình Kỹ thuật bảo trì và sửa chữa máy là tài liệu phục vụ cho môn học “Kỹ thuật bảo trì và sửa chữa máy” của sinh viên và giảng viên chuyên ngành Cơ khí động lực và Cơ khí nông nghiệp, là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Cơ khí thực phẩm, Cơ khí chế tạo máy của Khoa Cơ điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng như các cán bộ kỹ thuật cơ khí quan tâm đến lĩnh vực này. Tài liệu cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về bảo trì và sửa chữa má.

leftcenterrightdel
 

Giáo trình Kỹ thuật bảo trì và sửa chữa máy được bố cục thành 4 chương:

Chương 1: Quy trình công nghệ sửa chữa máy (Một số vấn đề chung; Các dạng công việc bảo trì sửa chữa (tác động sửa chữa)(bảo trì các thông tin kinh tế - kỹ thuật của máy); Các phương án bảo dưỡng – sửa chữa máy; Quy trình công nghệ sửa chữa máy; Một số khác biệt giữa quy trình công nghệ chế tạo máy và quy trình công nghệ sửa chữa máy; Làm sạch bên ngoài máy; Cơ sở công nghệ chế tạo máy; Làm sạch chi tiết máy; Kiểm tra (kiểm tu) và phân loại chi tiết; Cân bằng chi tiết máy; Cơ sở công nghệ lắp máy; Chạy rà hay chạy thử máy; Sơn máy)
Chương 2: Cơ sở công nghệ phục hồi chi tiết máy (Vai trò, ý nghĩa của phục hồi chi tiết máy; Phương pháp phục hồi chi tiết máy; Hồi phục chi tiết bằng gia công nguội – cơ khí; Hồi phục chi tiết bằng phương pháp hàn; Hồi phục chi tiết bằng mạ; Phun kim loại; Một số phương pháp gia công và phục hồi khác; Một số đặc điểm gia công cơ khí trong phục hồi chi tiết máy; Cơ sở lựa chọn phương pháp phục hồi chi tiết máy hợp lý)
Chương 3: Kỹ thuật sửa chữa (Phục hồi một số chi tiết điển hình; Sửa chữa một số bộ phận và chi tiết khác)
Chương 4: Tổ chức sản xuất và thiết kế xưởng sửa chữa (Tổ chức sản xuất trong sửa chữa máy; Thiết kế xưởng cơ khí)

Trung tâm Thông tin Thư viện Lương Định Của xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!