Lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững
Kinh tế học bền vững
Cập nhật lúc 14:19, Thứ sáu, 27/12/2019 (GMT+7)
I. THÔNG TIN CHI TIẾT
Kinh tế học bền vững: Lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững./ Holger Rogall, Nguyễn Trung Dũng (Dịch)
Thông tin xuất bản: H. :Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2011, 603 Tr.; 24 cm.
Ký hiệu xếp giá: 338. 901 ROG 2011
Số lượng: 10 cuốn
Vị trí lưu trữ: Kho Giáo trình (Giá 4)
Từ khoá: Kinh tế học; Phát triển bền vững; Lý thuyết và thực tế; Phát triển kinh tế; Lý thuyết kinh tế
Tiêu đề đề mục: Kinh tế học bền vững: Lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững
|
II. NỘI DUNG KINH TẾ HỌC BỀN VỮNG
Thế kỉ 21 là một thách thức đối với nhân loại vì có rất nhiều biến động xảy ra. Thị trường tài chính ở các quốc gia được coi là dân chủ, thị trường tài chính với những sản phẩm mang tính siêu đầu cơ và những khoản tiền lãi có mức rủi ro cao đã sụp đổ hoàn toàn. Việc toàn cầu hóa thị trường và tiền tệ hóa nhiều lĩnh vực của cuộc sống cần phải mang lại thịnh vượng cho tất cả mọi người, nhưng trên thực tế nó đã đẩy môi trường, nhân loại và đạo đức đến con đường cùng. Ngày nay, thị trường chỉ một mình không thì không thể giúp cho việc bảo vệ con người và môi trường. Những hiểm họa do khí hậu ấm lên và xung đột về tài nguyên được nêu ra ở cuốn sách này.
Kinh tế học bền vững
Tác giả Holger Rogall đã vận dụng các kiến thức quan trọng của các môn học liên quan để phát triển Kinh tế học tân cổ điển thành Kinh tế học bền vững với nhiều chuyên ngành. Trong 30 năm thực hiện chính sách môi trường thành công, song định hướng chủ yếu vẫn là giám sát chất xả thải, thì trong cuốn sách này đã dịch chuyển trọng tâm của việc thực thi này sang chính sách phòng xa ngăn ngừa với việc thiết kế ra các sản phẩm một cách bề vững là trung tâm. Trong đó theo tinh thần định hướng mới cho tiến bộ kỹ thuật, việc tăng năng suất tài nguyên và phát triển các sản phẩm phù hợp là trọng tâm và tự nó không thể hình thành được. Tác giả đã phát triển một cách cụ thể các điều kiện khung hiện có về chính sách – pháp lý. Cuốn sách là một đóng góp cho đào tạo đại học và sau đại học.
Sách tham khảo Kinh tế học bền vững: Lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững được bố cục thành 12 phần và chương kết thúc.
Phần 1: Cơ sở nền tảng
Phần 2: Đóng góp của Kinh tế học truyền thống
Phần 3: Phụ đề: Những bước phát triển để trở thành Kinh tế học bền vững
Phần 4: Những yếu tố cốt lõi và các tranh luận
Phần 5: Tính bền vững ở cấp cá nhân
Phần 6: Phác thảo những cơ sở liên xuyên ngành
Phần 7: Các công cụ về chính sách – pháp lý
Phần 8: Vận dụn khái niệm bền vững
Phần 9: Cơ sở của một chính sách kinh tế bền vững
Phần 10: Cơ sở của một chính sách năng lượng bền vững
Phần 11: Cở sở của một chính sách giao thông bền vững
Phần 12: Bảo tồn tài nguyên, thiết kế sản phẩm, xử lý chất thải
Chương kết thúc: Tổng kết chung và viễn cảnh
Trung tâm Thông tin Thư viện Lương Định Của xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!