I. THÔNG TIN CHI TIẾT

Giáo trình Phát triển cộng đồng./  Chủ biên: Mai Thanh Cúc - Quyền Đình Hà, Đỗ Thị Nhài, Đỗ Thị Thanh Huyền
Thông tin xuất bản: H. :Học viện Nông nghiệp, 2019, 107 Tr.; 19x27 cm.
Ký hiệu xếp giá: 307. 0711 GIA 2019
Số lượng: 50 cuốn
Vị trí lưu trữ: Kho Giáo trình (Giá 21) 
Từ khóa: Trình bày một số vấn đề cơ bản về phát triển cộng đồng; vận dụng phương pháp cộng đồng trong phát triển; công cụ phát triển cộng đồng; tổ chức phát triển cộng đồng; cán bộ phát triển cộng đồng
Tiêu đề mục: Phát triển cộng đồng

II. NỘI DUNG

Từ cấu trúc đầu tiên của xã hội loài người nguyên thủy là công xã nguyên thủy con người đã biết tập hợp lại tương trợ lẫn nhau để xua đuổi thú dữ, cùng săn bắn, cùng hái lượm. Mô hình đó ngày càng được phát triển và hoàn thiện dần, các khu vực sinh sống hình thành các nhóm  được coi là nền tảng của cộng đồng ngày nay. Cộng đồng là những nhóm người sống chung trong cùng một khu vực địa lý, họ có tương tác qua lại và có những đặc điểm chung, được hình thành do bối cảnh lịch sử văn hóa. Những cộng đồng này còn tồn tại những hạn chế trong tiếp cận những giá trị xã hội thông qua các hoạt động được trao quyền tự quyết, được tham gia vào các hoạt động chung và được quyết định các chính sách phát triển cho bản thân cộng đồng.

Phát triển cộng đồng ở Việt Nam được nhắc đến lần đầu vào những năm 1950 của thế kỷ XX, sau đó được mô hình hóa thông qua hoạt động hợp tác xã ở miền Bắc và tổ chức phong trào xây dựng nông thôn lấy cộng đồng làm trọng tâm ở miền Nam. Cho đến giai đoạn sau hoà bình lập lại, phát triển cộng đồng được quan tâm thông qua các hoạt động viện trợ nhân đạo và dần trở thành một môn khoa học xã hội, với cách tiếp cận thay đổi hoàn toàn theo hướng từ trên xuống thành từ dưới lên: tăng cường cơ hội tham gia và trao quyền cho cộng đồng người dân địa phương. 

leftcenterrightdel
 Phát triển cộng đồng

Giáo trình Phát triển cộng đồng ra đời nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của phát triển cộng đồng, cách vận dụng các phương pháp trong phát triển cộng đồng, tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng và các thực hiện vai trò, nhiệm vụ của cán bộ phát triển trong các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Thông qua việc đi sâu phân tích và nghiên cứu, từ hoạt động thực tiễn đến lý thuyết, qua đó củng cố và hoàn thiện các nguyên lý trong phát triển cộng đồng. Tài liệu được biên soạn cho sinh viên các chuyên ngành Phát triển nông thôn, Kinh tế nông nghiệp, Xã hội học và một số chuyên ngành khác nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, nhu cầu tiếp cận phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế  thông qua các góc nhìn về tư duy phát triển và quản lý nguồn lực dựa vào cộng đồng. 

Giáo trình Phát triển cộng đồng được bố cục thành 6 chương.
Chương 1: Nhập môn
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về phát triển cộng đồng
Chương 3: Vận dụng phương pháp cộng đồng trong phát triển
Chương 4: Công cụ phát triển cộng đồng
Chương 5: Tổ chức phát triển cộng đồng
Chương 6: Cán bộ phát triển cộng đồng

Trung tâm Thông tin Thư viện Lương Định Của xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!