I. THÔNG TIN CHI TIẾT

Bài giảng Sinh lý động vật (Phần 2)./ Cù Thị Thiên Thu, Nguyễn Thị Phương Giang
Thông tin xuất bản: H. :Học viện Nông nghiệp, 2020, 153 Tr.; 19x27 cm.
Ký hiệu xếp giá: 571. 10711/1 BAI 2020
Số lượng: 30 cuốn
Vị trí lưu trữ: Kho Giáo trình (Giá 38B)
Mô tả: Trình bày kiến thức về sinh lý tiêu hóa và hấp thụ; Sinh lý máu; Sinh lý tuần hoàn; Sinh lý hô hấp; Sinh lý bài tiết; Sinh lý sinh sản; Sinh lý tiết sữa
Tiêu đề mục: Sinh lý động vật (Phần 2)

II. NỘI DUNG

     Sinh lý động vật là môn học cơ sở của ngành Chăn nuôi và Thú y. Môn học nghiên cứu về hoạt động chức năng của các cơ quan, hệ thống các cơ quan trong cơ thể động vật và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mối liên hệ của chúng với môi trường sống.

     Cuốn sách Sinh lý động vật (phần 2) mà Trung tâm Thông tin – Thư viện Lương Định Của giới thiệu với bạn đọc sau đây là phần tiếp theo của cuốn giáo trình Sinh lý động vật (phần 1) do PGS. TS Phạm Kim Đăng chủ biên. Ở phần 1 chủ yếu trình bày về chức năng sinh lý của các cơ quan điều khiển như hệ thần kinh và nội tiết, giải thích các cơ chế điều hòa hoạt động của quá trình sống nói chung. Phần 2 sẽ tập trung phân tích chức năng sinh lý của từng bộ máy, cơ quan chức năng trong cơ thể.

leftcenterrightdel
 Bài giảng Sinh lý động vật (Phần 2)

     Bài giảng Sinh lý học động vật (phần 2) được bố cục thành 7 chương:
       Chương 1: Sinh lý tiêu hóa và hấp thụ (Tiêu hóa xoang miệng; tiêu hóa trong dạ dày; tiêu hóa trong dạ dày trung gian; tiêu hóa trong dạ dày kép; tiêu hóa trong ruột non; tiêu hóa trong ruột già)
       Chương 2: Sinh lý máu (Khái niệm và chức năng của máu; tính chất lý hóa của máu; thành phần của máu; đông máu; nhóm máu)
       Chương 3: Sinh lý tuần hoàn (Sinh lý tim; chu kỳ hoạt động của tim, van tim, tiếng tim; điện tim; sinh lý mạch quản)
       Chương 4: Sinh lý hô hấp (Cơ chế hô hấp; sự trao đổi khí trong quá trình hô hấp; điều hòa hô hấp)
       Chương 5: Sinh lý bài tiết (Đặc điểm giải phẫu và đơn vị thận; cơ chế hình thành nước tiểu; tác dụng điều tiết của thận với máu; đặc tính lý hóa của nước tiểu)
       Chương 6: Sinh lý sinh sản (Sự thành thục; sinh lý sinh dục đực; sinh lý sinh dục cái; sinh lý gia súc mang thai)
       Chương 7: Sinh lý tiết sữa (Cấu tạo tuyến vú; sự phát dục và thoái hóa của ruyến vú; sữa và thành phần sữa; sinh torng hợp sũa; sự thải sữa và cơ sở của việc vắt sữa)

     Trung tâm Thông tin Thư viện Lương Định Của xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!