I. THÔNG TIN CHI TIẾT

Giáo trình Chẩn đoán bệnh động vật hại thủy sản./ Trương Đình Hoài (ch.b), Kim Văn Vạn, Đặng Thị Lụa, Trịnh Thị Trang
Thông tin xuất bản: H. :Học viện Nông nghiệp, 2020, 147 Tr.; 19x27 cm.
Ký hiệu xếp giá: 639 GIA 2020
Số lượng:  20 cuốn
Vị trí lưu trữ: Kho Giáo trình (Giá 13) 
Tóm tắt: Trình bày kiến thức cơ bản trong chẩn đoán bệnh động vật thủy sản; Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản tại hiện trường; Phương pháp chẩn đoán bệnh thường quy; Phương pháp chẩn đoán một số bệnh thường gắp, nguy hiểm ở động vật thủy sản.
Tiêu đề mục: Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản

II. NỘI DUNG

Chẩn đoán là phán đoán bệnh thông qua quan sát lâm sàng kết hợp với các phân tích để đưa ra kết luận. Ngoài việc quan sát và phân tích mẫu bệnh , điều tra hiện trường và tìm hiểu những tác động, mối nguy của các yếu tố môi trường là vô cùng quan trọng trong chẩn đoán bệnh thủy sản. Để chẩn đoán được bệnh phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, càng nhiều phương pháp áp dụng cho kết quả giống nhau, kết quả chẩn đoán chính xác. 

Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản là việc quan sát, phát hiện dấu hiệu bệnh cũng như việc điều trị bệnh trên động vật. động vật thủy sản sống trong môi trường nước nên khi bị bệnh thường khó phát hiện. Hầu hết các động vật thủy sản khi bị bệnh thường chìm dưới đáy ao, lồng nuôi nên khó nhận biết và phát hiện. Chính vì vậy, người quan sát phải thực sự sát sao, hàng ngày quan sát, theho dõi tình trạng sức khỏe của động vật thủy sản thì mới có thể nhận biết bệnh xuất hiện ở giai đoạn sớm. 

Giáo trình Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản do các giáo viên đang công tác tại Bộ môn Môi trường và Bệnh thủy sản, Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I biên soạn. Sách được xuất bản dựa trên phần bài giảng đã dạy nhiều năm của TS. Trương Đình Hoài và PGS.TS. Kim Văn Vạn biên soạn và tham khảo bài giảng, sách, bài báo , tài liệu nghiên cứu của các tác giả khác từ các viện, trường có uy tính tong và ngoài nước. Tài liệu cung cấp kiến thức cơ bản  về phương pháp chẩn đoán bệnh động vật thủy sản, đây là giáo trình chính thức được dùng trong giảng dạy cho sinh viên đại học ngành Bệnh học thủy sản; Nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản.

leftcenterrightdel
 

Giáo trình Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản được bố cục thành 5 chương.
Chương 1: Kiến thức cơ bản trong chẩn đoán bệnh động vật thủy sản (Khái niệm và nhiệm vụ của môn chẩn đoán bệnh động vật thủy sản; Thuật ngữ thường dùng trong chẩn đoán bệnh động vật thủy sản; Vai trò của chẩn đoán trong quản lý dich bệnh động vật thủy sản; Một số đặc trưng của bệnh bệnh động vật thủy sản; Cấp độ chẩn đoán bệnh bệnh động vật thủy sản; Nhóm phương pháp chẩn đoán bệnh bệnh động vật thủy sản)
Chương 2: Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản tại hiện trường (Điều tra và thu thập thông tin tại hiện trường; Quan sát dấu hiệu bệnh lý ở cá; Quan sát dấu hiệu bệnh lý ở tôm, cua; Quan sát dấu hiệu bệnh lý ở động vật thân mềm)
Chương 3: Phương pháp chẩn đoán bệnh thường quy (Kiểm tra và quan sát mẫu tươi; Nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn; Nuôi cấy và phân lập nấm; Phương pháp mô bệnh học)
Chương 4: Phương pháp chẩn đoán bệnh chuyên sâu (Nuôi cấy và phân lập virus; Phương pháp sinh học phân tử; Phương pháp huyết thanh học; Phương pháp hóa mô miễn dịch; Phương pháp kính hiển vi điện tử; Kỹ thuật chẩn đoán thông qua giải trình tự gen)
Chương 5: Phương pháp chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguy hiểm ở động vật thủy sản (Bệnh thường gặp, nguy hiểm ở cá; Bệnh thường gặp, nguy hiểm ở tôm)

Trung tâm Thông tin Thư viện Lương Định Của xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!