I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Trung tâm Thông tin -Thư viện Lương
Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (tiền thân là Thư viện Đại học Nông -
Lâm) là một thư viện chuyên ngành, được hình thành cùng với ngày thành lập
Trường (2 - 10 - 1956).
1.1 Các giai đoạn phát triển của Thư
viện
+ Giai đoạn 1956 - 1967:
- Nguồn vốn tài liệu Thư viện ban đầu là 3,000 cuốn ( từ Trường
Canh Nông và thư viện Trường Quản lý Hợp tác xã (Bộ Nông Lâm) chuyển sang), sau
đó được tiếp tục phát triển từ nhiều
nguồn : Cán bộ đi học nước ngoài mang về, được biếu tặng, biên dịch từ tài liệu
chuyên môn của nước ngoài sang tiếng Việt..., cuối giai đoạn này số lượng tài
liệu lên đến 10,000 cuốn;
- Hình thức phục vụ: Đọc tại chỗ và cho mượn về nhà
- Đơn vị trực tiếp quản lý: Phòng Giáo vụ.
+ Giai đoạn 1968 -
1975:
- Đây là giai đoạn chiến tranh phá hoại của Mỹ đang diễn ra
rất ác liệt, Thư viện phải chia nhỏ kho sách ra để đưa về các địa điểm sơ tán
của nhà trường: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Yên, Hà bắc… Các cán bộ thư viện vẫn
luôn theo sát, kề vai sát cánh không ngừng phấn đấu, xây dựng và bảo quản tài
liệu, gìn giữ nâng niu từng bản sách, kịp thời phục vụ cho việc học tập, giảng
dạy của thầy và trò Trường Đại học Nông nghiệp ; Sau ngày đất nước được hoàn
toàn giải phóng, Thư viện đã chia sẻ kho tài liệu của Nhà trường cho các trường
đại học trong khối Nông - Lâm - Ngư mới thành lập như: Trường Lâm nghiệp, Nông
nghiệp 2 (nay là ĐH Nông Lâm Huế), Nông nghiệp 3 (nay là ĐH Nông Lâm Thái
Nguyên), Nông nghiệp 4 (nay là ĐH Nông Lâm TP. HCM), Thuỷ Sản, ĐH Cần Thơ, ĐH Tây
Nguyên. Số lượng tài liệu gửi tặng gần 10.000 bản.
- Hình thức phục vụ:
Đọc tại chỗ (sách, tạp chí) và cho mượn về nhà (TL TK, giáo trình).
-
Đơn vị trực tiếp quản lý: Phòng Khoa học
+ Giai đoạn 1976-1998:
- Giai đoạn này, Thư viện bắt đầu bổ sung tài liệu tiếng
nước ngoài (chủ yếu là sách báo của Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe
XHCN). Thư viên cũng nhận được nhiều tài
liệu tặng biếu từ các nơi, đặc biệt có bộ Từ điển Bách khoa của Mỹ gồm 22
tập; Hệ thống giáo trình của nhà trường cũng
được được biên soạn, in ấn lại .
-
Tổng vốn tài liệu lên đến 100.000 cuốn
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện cũng bắt đầu được
đầu tư, ứng dụng sử dụng máy tính để nhập dữ liệu, in phiếu, lập tủ phích tra
cứu...; phần mềm thư viện đầu tiên được sử dụng cuối giai đoạn này là CDS ISIS,
sử dụng bảng phân loại thập phân BBK;
+ Giai đoạn 1999 – 2016:
- Ngày 14/9/1998: Thư viện được chính thức tách khỏi phòng
khoa học, trở thành Trung tâm Thông tin - Thư viện (TT-TV) trực thuộc Trường.
- Năm 2001: Trung tâm TT- TV tiếp nhận bộ phận xưởng in của
nhà trường, đảm nhận thêm chức năng in ấn; Năm 2010: Bộ phận này được tách ra
thành xuất bản xuất bản của Trung tâm được tách ra Trung tâm In và phát hành ấn
phẩm (tiền thân của Nhà xuất bản Học viện Nông nghiệp hiện nay).
- Ngày 27/3/2012: Trung tâm Thông tin - Thư viện được đổi
tên thành “Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của” - mang tên Nhà
bác học, vị Giáo sư - Anh hùng lao động - phó hiệu trưởng đầu tiên của Nhà
trường;
+ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị: trong giai đoạn này Trung
tâm TT-TV nhận được nguồn kinh phí đầu tư từ các dự án Dự án Giáo dục Đại học
mức A “Đầu tư nâng cấp Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐH Nông nghiệp I”, dự
án hợp phần đại học của Vương quốc Bỉ...;
Giai đoạn này TV bắt đầu chuyển đổi phần
mềm thư viện điện tử LIBOL5.0, 5.5; 6.0 (vào cuối giai đoạn), Xây dựng cổng
thông tin, kết nối hệ thống mạng
Intranet /Internet trong toàn
Trường; ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ
quốc tế mới: bảng phân loại DDC (Dewey Dicimal Classification), Quy tắc biên
mục: MACR21, quy tắc mô tả AACR2, Dublincore....; Toàn hệ hệ thống tra cứu thủ công (hộp phiếu, phích ..) được thay thế
bằng hệ thống tra cứu đọc máy với gần 80 máy phục vu tra cứu trực tuyến, máy chủ và các thiết bị hỗ trợ
khác như máy photocopy, máy scaner, máy chiếu...;
- Nguồn vốn tài liệu: gia tăng gần 25.000 tên/ 250.000 bản, 2.400
tên tạp chí các loại , đặc biệt, nguồn tài nguyên điện tử phát triển mạnh, giai
đoạn này Thưu viện bắt đầu xây dựng bộ sưu tập tài liệu số hóa và phát triển
các CSDL trực tuyến (12,000 dữ liệu số hóa tòan văn, 9 Cơ sở dữ liệu trực tuyến...),
- Hình thức phục vụ:
Trung tâm đã chuyển đổi hoàn toàn phương thức phục vụ từ kho đóng sang kho mở;
Kiểm soát các hoạt động chuyên môn bằng công nghệ điện từ, mã vạch, thẻ từ ,
cổng kiểm soát vào ra tự động...;
+ Giai đoạn từ 2017- nay:
Trước xu thế phát triển và các yêu cầu, đòi hỏi cần đáp ứng
càng cao trong lĩnh vực TT-tư liệu toàn cầu nói chung và hoạt động đào tạo,
NCKH nói riêng của HVNNVN, Trung tâm TT-TV LĐC đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu,
tìm kiếm, khai thác các nguồn kinh phí để nâng cao năng lực phục vụ của mình;
Năm 2017, Thư viện đã triển khai thành công dự án “Nâng cấp trung tâm TT-TV
HVNNVN nhằm mục đích trở thành trung tâm TT KHCN khối các trường ĐH Nông Lâm
Ngư VN” với nguồn vốn 25 tỷ đồng
-Trung tâm đã được đầu tư mới một số trang thiết bị hiện đại: Phần mềm thư
viện điện tử ALEPH, Máy tự mượn trả, Trạm tra cứu, trạm thủ thư thông minh... đặc
biệt đã chuyển đổi ứng dụng nền tảng
công nghệ mới trong quản lý nghiệp vụ: công nghệ nhận diện bằng sóng vô tuyến
(RFID) thay thế cho công nghệ điện tử (mã vạch) trước đây, tạo cơ sở cho việc
xây dựng hệ thống tự động hóa thư viện sau này;
1.2 Lãnh đạo trung tâm qua các thời kỳ
Thời gian
|
Trưởng đơn vị
|
Phó đơn vị
|
1956-1959
|
Bà Nguyễn Thị Tùng (phụ trách)
|
|
1960-1975
|
Ông Nguyễn Hoàng Đăng (phụ trách)
|
|
1976-2000
|
Ông Tống Xuân Khôi
|
|
2000-2001
|
Ông Nguyễn Hải Thanh
|
Ông Nguyễn Hữu Ty, Ông Trần Văn Vũ
|
2002-2016
|
Ông Hoàng Đức Liên
|
Ông Nguyễn Hữu Ty, Ông Trần Văn Vũ, Bà Phạm Thị Thanh Mai
|
2016 - nay
|
Bà Phạm Thị Thanh Mai
|
Ông Tô Văn Nguyện
|
II. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, LỘ TRÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA TRUNG TÂM
Sứ mạng: Đáp ứng được mức độ cao nhất
các yêu cầu về thông tin- tư liệu phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo và
nghiên cứu khoa học của Học viện, Khẳng định giá trị của Trung tâm Thông tin -
Thư viện không phải ở chỗ có bao nhiêu tài nguyên thông tin, mà là trung tâm đã
đáp ứng được các yêu cầu của Học viện từ các nguồn tài nguyên đó như thế nào.
Tầm nhìn đến năm 2030: Trở thành Trung tâm Thông tin khoa học công
nghệ của khối các trường đại học Nông - Lâm - Ngư Việt Nam, hướng đến xây dựng mô
hình thư viện số tiên tiến, hiện đại.
Lộ trình phát triển:
-
Từ
2010 - 2015: Hoàn thiện hệ thống Thư viện điện tử;
-
Từ
2016 - 2020: Xây dựng mô hình trung tâm TT-KHCN đầu mối trong khối trường
đại học Nông Lâm Ngư Việt Nam.
-
Từ
2021 – 2030: Xây dựng mô hình Thư viện số hiện đại.
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG
TÂM
Chức năng: Tham mưu cho lãnh đạo Học viện về
công tác thông tin - thư viện. Tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực Thông
tin- Thư viện đáp ứng hiệu quả yêu cầu thông tin tư liệu phục vụ công tác quản
lý, đào tạo và NCKH của Học viện.
Nhiệm vụ :
- Thu
thập, xử lý, tạo dựng các cơ sở dữ liệu, nguồn lực thông tin chuyên ngành phù
hợp, chất lượng cao đáp ứng các chương trình đào tạo của Học viện;
- Tổ
chức phục vụ hiệu quả các hoạt động thông tin – Thư viện đáp ứng các nhu cầu
thông tin tư liệu của người dùng tin trong Học viện;
- Đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin của người dùng
tin và trình độ, năng lực phục vụ tin của đội ngũ cán bộ Thư viện;
- Nghiên
cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới vào hoạt động chuyên môn,
quản lý Thông tin - Thư viện.
- Quản
lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật, từng bước nâng cấp, hiện đại hoá
Trung tâm Thông tin - Thư viện;
-
Không
ngừng mở rộng quan hệ trao đổi, hợp tácliên kết chia sẻ tài nguyên với các đối
tác trong và ngoài nước.